Đăng ký môi trường là gì? Đối tượng và quy định đăng ký môi trường?
- Oct
- 10
Đăng ký môi trường là một thủ tục quan trọng giúp cho các cơ quan Nhà nước có thể quản lý tốt toàn bộ dự án của doanh nghiệp, đồng thời dễ dàng phòng ngừa, kiểm soát và xử lý chất thải để đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế lẫn môi trường. Vậy đăng ký môi trường là gì? Cần chuẩn bị những gì khi đăng ký môi trường? Theo dõi nội dung dưới đây để cùng HD-Link tìm hiểu chi tiết.
Đăng ký môi trường là gì?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có định nghĩa về khái niệm đăng ký môi trường là gì như sau: Đăng ký môi trường chính là hoạt động mà các chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ cần đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về những vấn đề liên quan đến việc xả chất thải và những biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư, cơ sở.
Đối tượng phải đăng ký môi trường
Theo quy định tại Điều 49 Luật bảo vệ môi trường năm 2020, những đối tượng cần phải hoàn thành thủ tục đăng ký môi trường gồm có:
- Những dự án đầu tư có phát sinh chất thải không nằm trong đối tượng phải có giấy phép môi trường.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải hoạt động trước ngày nhà nước đề ra Luật đăng ký môi trường và không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
Xem thêm: Top 10 vật liệu xây dựng xanh được ưa chuộng nhất hiện nay
Đối tượng được miễn đăng ký môi trường
Dựa trên khoản 2 Điều 49 Luật bảo vệ môi trường có quy định, những đối tượng được miễn đăng ký môi trường sẽ gồm có:
- Các dự án đầu tư, cơ sở về an ninh, quốc phòng thuộc bí mật của nhà nước.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi đi vào vận hành không có phát sinh chất thải. Hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày và được quản lý theo quy định của chính quyền tại địa phương. Ngoài ra còn là trường hợp phát sinh nước thải dưới 5m3/giờ được xử lý theo công trình thiết bị xử lý tại chỗ, hoặc được quản lý theo như quy định của chính quyền địa phương.
- Các danh mục dự án đầu tư và cơ sở được miễn đăng ký môi trường theo như quy định tại Phụ lục XVI ban hành đi kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Quy định về đăng ký môi trường
Tuân thủ và tiến hành triển khai các biện pháp để bảo vệ môi trường chính là một trong những việc làm được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Vậy nên, các cá nhân, tổ chức cần phải chú ý đến những quy định dưới đây để hoàn thành tốt thủ tục đăng ký môi trường.
Thẩm quyền tiếp nhận việc đăng ký môi trường
Dựa theo khoản 7, điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các cơ quan tiếp nhận và tiến hành cấp Đăng ký môi trường cho các cá nhân, tổ chức chính là UBND cấp xã. Cụ thể, cơ quan này sẽ có trách nhiệm:
- Tiếp nhận các hồ sơ đăng ký môi trường.
- Tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt và xử lý vi phạm pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường của các cá nhân, tổ chức đăng ký môi trường theo quy định.
- Hướng dẫn và giải quyết các kiến nghị về việc bảo vệ môi trường đối với những nội dung đã được phía cá nhân, tổ chức đăng ký.
- Cập nhật các dữ liệu về việc đăng ký môi trường của các cá nhân, tổ chức vào trong hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin môi trường của quốc gia.
Các cách thức đăng ký môi trường là gì?
Khi các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký môi trường thì họ có thể gửi hồ sơ thông qua những hình thức:
- Gửi hồ sơ trực tiếp.
- Gửi qua đường bưu điện.
- Nộp hồ sơ qua bản điện tử bằng hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Nội dung về hồ sơ đăng ký môi trường là gì?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường phải có những nội dung sau:
- Toàn bộ các thông tin chung về những dự án đầu tư, cơ sở.
- Những loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công suất, công nghệ, sản phẩm; nhiên liệu, nguyên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có).
- Khối lượng và loại chất thải sẽ phát sinh trong đăng ký môi trường là gì.
- Trình bày phương án quản lý, thu gom và xử lý chất thải theo như quy định của pháp luật.
Trong quá trình hoạt động, nếu như dự án đầu tư, cơ sở có những thay đổi về các nội dung đã được đăng ký thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thành thủ tục đăng ký môi trường lại trước khi thực hiện các thay đổi đó.
Thời điểm chủ dự án, cơ sở nên đăng ký môi trường
Để tiến hành đăng ký môi trường, dự án có phát sinh chất thải sẽ phải thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, cũng như phải đăng ký trước khi bắt đầu vận hành chính thức.
Nếu dự án không thuộc nhóm đối tượng I, II và III cần đánh giá tác động môi trường và phải tiến hành thực hiện đăng ký trước khi các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng (đối với trường hợp cần có giấy phép xây dựng), hoặc trước khi tiến hành xả chất thải ra bên ngoài môi trường (dành cho trường hợp không có giấy phép xây dựng).
Bên cạnh đó, đối với các cơ sở kinh doanh, sản xuất dịch vụ có phát sinh chất thải nhưng lại hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường được thi hành thì lúc này, thời gian làm hồ sơ của họ sẽ là 24 tháng kể từ ngày 01/01/2022 (hạn chót 01/01/2024) theo như quy định quy về đăng ký môi trường.
Thành phần trong hồ sơ đăng ký môi trường
Thành phần của hồ sơ đăng ký môi trường theo như quy định sẽ gồm có:
- 01 bản sao quyết định phê duyệt về kết quả thẩm định, báo cáo đánh giá tác động của môi trường với dự án đầu tư, cơ sở.
- 01 văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo như quy định. Dưới đây chính là mẫu hồ sơ đăng ký môi trường kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT:
Xem thêm: Vai trò của phòng sạch trong sản xuất chip điện tử, vi xử lý
Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án, cơ sở được cấp giấy phép
Dựa theo điều 47 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ đầu tư, cơ sở khi đăng ký môi trường & được cấp giấy phép môi trường cụ thể như sau:
Quyền của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường và đăng ký môi trường
Chủ dự án khi được cấp giấy phép môi trường sẽ cần phải đảm bảo các quyền lợi dưới đây:
- Thực hiện theo các nội dung đã được quy định và cấp phép trong giấy phép môi trường.
- Được phép đề nghị cấp đổi, điều chỉnh và cấp lại giấy phép môi trường.
- Một số quyền khác theo quy định pháp luật.
Nghĩa vụ của chủ đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép
Các chủ dự án đầu tư, cơ sở khi được cấp giấy phép môi trường sẽ cần phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ sau:
- Thực hiện đúng và hoàn thành tốt theo các yêu cầu về kế hoạch bảo vệ môi trường đã ghi trong giấy phép. Nếu nhận thấy có sự thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, chủ dự án đầu tư sẽ phải báo cáo cho cơ quan cấp giấy phép để họ xem xét và giải quyết.
- Thực hiện đúng các yêu cầu về việc vận hành, thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án theo những quy định tại Điều 46 của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nộp phí thẩm định về việc điều chỉnh, cấp và cấp lại giấy phép môi trường.
- Chịu trách nhiệm toàn bộ về tính trung thực, chính xác của hồ sơ đăng ký môi trường.
- Công khai toàn bộ giấy phép môi trường, ngoại trừ một số thông tin thuộc tính bí mật của doanh nghiệp hoặc nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp một số thông tin có liên quan theo như yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về việc bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra.
- Một số nghĩa vụ khác theo như quy định của pháp luật.
Xem thêm: Phân Bón Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Phân Bón Đối Với Cây Trồng
Trách nhiệm của đơn vị cấp giấy đăng ký môi trường là gì?
Đối với những cơ quan cấp giấy phép môi trường, họ sẽ phải có trách nhiệm quan trọng về nội dung, quản lý và lưu trữ những hồ sơ, dữ liệu về giấy phép và các điểm đã được quy định ngay tại Điều 48 như sau:
- Thực hiện tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định và cấp giấy phép môi trường.
- Tiến hành điều chỉnh, cấp đổi, cấp lại giấy phép môi trường theo như đề nghị từ phía chủ dự án đầu tư, cơ sở.
- Chịu toàn bộ trách nhiệm về nội dung văn bản đăng ký môi trường.
- Tiến hành quản lý và lưu trữ các dữ liệu, hồ sơ đăng ký môi trường.
- Công khai giấy phép môi trường trên cổng thông tin điện tử, ngoại trừ các thông tin bí mật của doanh nghiệp hoặc nhà nước theo quy định.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về việc bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở,… theo quy định của pháp luật.
- Có quyền đình chỉ một phần hoạt động đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc tình hình thực tế có khả năng gây ra hậu quả nặng hơn đối với môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở, kinh doanh, sản xuất, cụm công nghiệp, dịch vụ tập trung và thu hồi giấy phép môi trường.
- Tiến hành tiếp nhận và xử lý các kiến nghị về việc bảo vệ môi trường đối với những nội dung đã được quy định trong giấy phép môi trường. Hướng dẫn cho các chủ dự án đầu tư, cơ sở vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải để khắc phục tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường trong khi thử nghiệm.
- Cơ quan có nghĩa vụ cấp giấy phép vận hành cần cập nhật, tích hợp các dữ liệu về việc đăng ký môi trường của các cá nhân, tổ chức vào trong hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin môi trường của quốc gia.
Trên đây là những thông tin về việc đăng ký môi trường mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về quá trình đăng ký môi trường là gì và dễ dàng học cách đăng ký hiệu quả, nhanh chóng nhất. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc và cần giải đáp hãy dùng dịch vụ tư vấn môi trường tại https://dichvumoitruong.vn/ của Polygreen.
Search
Recent Posts
- Bỏ Túi Kinh Nghiệm Chọn Mua Camera An Ninh Chất Lượng, Gia Tốt
- Tổng Hợp 6 Cách Quảng Cáo Khóa Học Online Hiệu Quả, Tối Đa Hóa Doanh Thu
- Tổng Hợp Top 7 Nhà Cung Cấp VPS Uy Tín Tốt Nhất Hiện Nay
- Tổng Hợp 10 Loại Ổ Khóa Chống Cắt Tốt Nhất Trên Thị Trường Hiện Nay
- Top 10 Trung Tâm Tiếng Trung Uy Tín, Chất Lượng Nhất Hiện Nay