Băng thông là gì? Phân loại băng thông hiện nay

Xã hội ngày càng tiến bộ phát triển thì không thể thiếu sự có mặt của internet. Vì thế, những kiến thức liên quan đến tốc độ đường truyền internet như băng thông là gì? Phân loại băng thông hiện nay. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau để biết bạn nhé!

Băng thông là gì?

Băng thông hay còn gọi là Bandwidth trong tiếng Anh, là một định nghĩa chỉ tốc độ truyền tải thông tin internet tối đa trong vòng 1 giây. Đôi khi bạn có thể nghe nhắc đến các thuật ngữ như tốc độ cáp quang hay tốc độ copy của USB – một dạng băng thông rộng.

Đối với web hosting (lưu trữ website) thì băng thông được hiểu là lượng dữ liệu tối đa tương tác qua lại giữa máy chủ website và người truy cập website trong một đơn vị thời gian nhất định. Trong trường hợp này thường tính theo tháng, tức là tổng lưu lượng kết nối qua lại trong 1 tháng.

Băng thông – tốc độ kết nối internet thường được tính bằng đơn vị Megabit trong một giây (Mbps hay Mbp/s). Lượng băng thông càng lớn thì khả năng truyền tải dữ liệu tại một thời điểm nhất định càng nhiều, giúp người dùng truy cập các website/chơi game/ dùng ứng dụng trực tuyến/ xem phim, nghe nhạc online nhanh hơn.

Băng thông là gì?

Băng thông là gì? Bạn đã thật sự hiểu về băng thông.

CÁCH TÍNH MBPS NHƯ THẾ NÀO?

1 Mbps tương đương 1,000 Kilobit (Kbps) trên giây hay 1.000.000 bit trên giây (bps). Điều quan trọng là bạn cần phải phân biệt được rõ ràng sự khác nhau giữa Mbps (megabit trên giây) và MBps (megabyte trên giây). Tuy chỉ khác nhau một chữ B ở chỗ viết hoa và viết thường nhưng đây lại là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn và tất nhiên là chúng khiến cho nhiều người bị nhầm lẫn.

Phân loại băng thông hiện nay

Theo như thông tin đã cung cấp cho các bạn ở mục trên, Mbps là cách viết tắt của cụm từ Megabit trên giây – một đơn vị đo đường truyền mạng internet và thường dùng để đo băng thông Internet.

Nhằm đáp ứng tốt những nhu cầu sử dụng khác nhau từ khách hàng (doanh nghiệp, công ty, tổ chức, cá nhân, gia đình) mà các công ty cung cấp hosting giá rẻ thường phân loại băng thông theo 2 nhóm như sau:

+ Phân loại băng thông theo đối tượng sử dụng:

Băng thông được cam kết (Commited bandwidth)

Đây là dạng băng thông được nhà cung cấp mạng internet cam kết sẽ giữ ở một tốc độ đường truyền nhất định. Trong tất cả thời điểm, băng thông sẽ không bao giờ được dưới mức giới hạn đó. Thường kết nhà mạng sẽ có các gói giới hạn băng thông như 128 mbps, 256 mbps,v.v. Đây là dạng băng thông khá phù hợp cho cá nhân, hộ gia đình hoặc kinh doanh nhỏ.

Hình ảnh minh họa băng thông ở 2 giới hạn tốc độ truyền tải khác nhau.

Hình ảnh minh họa băng thông ở 2 giới hạn tốc độ truyền tải khác nhau.

Băng thông được chia sẻ (Shared bandwith)

Đây là dạng băng thông cho phép nhiều máy chủ cùng sử dụng chung một giới hạn băng thông.

Nếu có nhiều máy chủ (điện thoại/máy tính bảng/laptop/máy tính bàn) cùng truy cập mạng thì tốc độ truyền dữ liệu internet sẽ chậm do một băng thông phải chia nhỏ ra nhiều. Ngược lại, càng ít thiết bị truy cập mạng thì tốc độ đường truyền sẽ nhanh hơn.

Theo chia sẻ của MonaMedia – nhà cung cấp hosting thì tốc độ đường truyền sẽ nhanh hơn khi có ít thiết bị truy cập nhưng tất cả vẫn nằm trong mức giới hạn băng thông của gói cước đó. Nó được đánh giá là khá phù hợp cho các hàng quán kinh doanh, doanh nghiệp, công ty. Nói dễ hiểu thì nó giống như bạn và mọi người cùng đi trên đường. Hôm nào xe đông thì bạn phải di chuyển chậm hơn, và trái lại, khi có ít phương tiện di chuyển thì bạn có thể đi nhanh hơn, nhưng vẫn nằm trong vận tốc cho phép.

Băng thông riêng (Delicated bandwith)

Đúng như tên gọi của nó, băng thông riêng chỉ dành riêng cho một người dùng. Với loại băng thông này thì bạn là thuê bao duy nhất được phép sử dụng băng thông. Băng thông riêng cho phép bạn kết nối internet với tốc độ ổn định, không bị chậm ở những giờ ‘cao điểm’ (thời điểm thường có nhiều người cùng sử dụng mạng internet).

Dạng băng thông này được đánh giá là phù hợp cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào mạng trực tuyến (thương mại điện tử, game online, chat online…) để có thể trao đổi dữ liệu ổn định, tránh các trục trặc như đường truyền không ổn định gây phiền lòng khách hàng.

Đối với những công ty chuyên về thiết kế, phần mềm hoặc những freelancer việt nam thiết kế web họ cũng rất quan trọng chuyện băng thông. Với tốc độ đường truyền cao sẽ giúp cho công việc diễn ra thuận lợi và trơn tru hơn.

+ Phân loại băng thông theo phạm vi sử dụng

Băng thông trong nước

Đây là những gói băng thông sử dụng để trao đổi thông tin giữa các máy chủ trong cùng một đất nước.

Phân loại băng thông theo phạm vi sử dụng

Các loại băng thông được phân chia theo phạm vi sử dụng.

Băng thông quốc tế

Đây là dạng băng thông sử dụng để trao đổi giữa 2 máy chủ ở 2 quốc gia khác nhau. Để thấy được vai trò của băng thông quốc tế thì chắc bạn còn nhớ, khi cáp quang mạng quốc tế bị đứt thì hoạt động truy cập vào mạng xã hội, ứng dụng, website có máy chủ ở nước ngoài đều bị ảnh hưởng.

Băng thông càng có nhiều kết nối dữ liệu sẽ có thể gửi và nhận dữ liệu cùng một lúc và hoạt động theo cùng một nguyên tắc – Độ ‘rộng’ của băng thông sẽ phụ thuộc vào số tiền bạn bỏ ra để mua nó. Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải chọn một gói cước có tốc độ thật nhanh. Nhưng bạn cần lưu ý đến mục đích sử dụng của mình.

Theo đó, giả sử bạn chỉ muốn xem phim nghe nhạc, lâu lâu chơi vài game online nhẹ nhàng giải trí thì việc chọn một gói cước có băng thông quá ‘rộng’ sẽ gây lãng phí và ngược lại.

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp thêm cho các bạn những thông tin về ‘Băng thông là gì? Phân loại băng thông hiện nay’. Chúng tôi hi vọng nó sẽ giúp ích trong việc lựa chọn dạng băng thông phù hợp nhu cầu sử dụng của bạn về sau.