7 loại lãng phí trong sản xuất của doanh nghiệp

Hoạt động sản xuất khi được diễn ra hiệu quả mang tới giá trị, lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế việc sản xuất của nhiều doanh nghiệp xuất hiện những lãng phí nhất định. Chính những lãng phí đó vô tình tác động tới chính hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Tìm hiểu về 7 loại lãng phí trong sản xuất thường gặp trong sản xuất của doanh nghiệp để có thể chủ động phòng tránh, có phương án xử lý hợp lý nhất.

Lãng phí là gì?

Lãng phí là sử dụng tài sản, nhân lực, vật lực, vốn, thời gian lao động, những tài nguyên khác không hiệu quả. Dẫn đến việc chi phí tăng cao, hao hụt ngân sách, giảm doanh thu. Lãng phí xuất phát từ những quy trình làm việc rất nhỏ trong doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng lớn, cùng xem ngay top 7 loại lãng phí dưới đây mà các doanh nghiệp cần cải thiện.

7 loại lãng phí trong sản xuất thường gặp của doanh nghiệp

Tình trạng lãng phí do tồn kho

Lãng phí tồn kho có thể hiểu một cách đơn giản chính là tình trạng lưu trữ một cách quá mức cần thiết. Điều đó khiến doanh nghiệp hao tốn chi phí cho nguyên vật liệu nhập vào, quá trình sản xuất, kho bãi chứa thành phẩm. Điều này khiến tình trạng phụ trội về mặt tài chính tăng cao, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế.

Lãng phí hàng tồn kho

Tình trạng tồn kho dẫn tới nhiều chi phí phát sinh

Không chỉ vậy, tình trạng hàng tồn kho với lượng quá lớn, không được tính toán hợp lý còn khiến tỷ lệ khuyết tật tăng cao, sản phẩm được sản xuất và cung cấp ra thị trường không duy trì được chất lượng tiêu chuẩn theo yêu cầu. Từ đó lượng hàng bán ra chịu ảnh hưởng, đồng thời việc tăng doanh thu cũng khó khăn, đánh giá không tích cực từ phía người dùng. Các doanh nghiệp cần quan tâm đếm các phần mềm quản lý kho để công việc được hiệu quả hơn.

Tình trạng lãng phí năng lượng, lãng phí điện

Trong hoạt động sản xuất thì nguồn điện cần được cung cấp đầy đủ mới đảm bảo cho công việc được thực hiện thuận lợi. Điện cho hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm máy, máy móc hoạt động,… để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, đạt kết quả cao. Với tầm ảnh hưởng rộng lớn đó thì mỗi doanh nghiệp thông thường phải chi trả khoản chi phí lớn hàng tháng dành cho nguồn điện sử dụng cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình. Đây là 1 trong 7 loại lãng phí trong sản xuất mà gần như doanh nghiệp nào cũng mắc phải.

Chính vì thế, có thể tiết kiệm được điện năng tiêu thụ hay không là vấn đề vô cùng quan trọng. Thực tế thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt được điều này. Thực tế là có khá nhiều doanh nghiệp không làm tốt được những điều này, từ đó khiến khoản chi phí phải bỏ ra là vô cùng lớn. Đặc biệt là khi giá điện có xu hướng tăng cao nó gây ra những áp lực ngày càng lớn hơn cho doanh nghiệp.

Vấn đề lãng phí năng lượng, lãng phí điện xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhiều lý do khác nhau. Trong đó, những yếu tố chính tác động tới phải kể tới là:

  • Doanh nghiệp không có được chính sách hoạt động, phát triển một cách hợp lý. Điều đó khiến việc việc quản lý sản xuất sản phẩm không thực sự khoa học, ảnh hưởng tới việc tiêu hao năng lượng, điện một cách lãng phí.
  • Ứng dụng công nghệ lạc hậu, không có sự đổi mới, thay thế cũng là yếu tố dẫn tới những lãng phí năng lượng, lãng phí điện không cần thiết. Với khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến thì việc giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất hiệu quả, với khoản chi phí hợp lý, điện năng sử dụng thích hợp là điều mà mỗi doanh nghiệp có thể thực hiện được.

Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm nếu vấn đề điện năng không được tính toán hợp lý, không được cân nhắc một cách hợp lý thì việc có thể khiến giá thành hoàn thiện sản xuất tăng cao là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra. Chính điều này vô tình khiến lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận về giảm thiểu đáng kể. Bởi thế, lên phương án thích hợp, tùy thuộc vào tình hình của đơn vị mình để việc tiết kiệm điện năng, năng lượng  tiêu thụ đạt kết quả tốt nhất.

Lãng phí năng lượng

Lãng phí năng lượng, điện cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Xét một cách tổng quan thì vấn đề lãng phí năng lượng trong hoạt động sản xuất ở nước ta hiện nay khá lớn. Cụ thể, nếu đưa ra so sánh với các nước lân cận như Thái Lan, hay Malaysia thì tiêu hao năng lượng ở nước ta cao hơn từ 1.5 – 1.7 lần. Điều này tức là để tạp ra được một giá trị sản phẩm tương đương thì ở Việt Nam phải tiêu tốn lượng năng lượng lớn hơn 1.5 – 1.7 lần. Đây thực sự là lãng phí không cần thiết, nó khiến khoản tiền phải bỏ ra cho hoạt động sản xuất của mỗi doanh nghiệp tăng lên rất nhiều.

Không chỉ vậy, khi năng lượng ở nước ta được cung cấp chủ yếu sử dụng nhiên liệu chính từ hóa thạch, có nguồn gốc hữu cơ nên quá trình cháy gây ra những tác động khiến môi trường nhanh chóng bị ô nhiễm. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp có thể giải quyết được vấn đề này có khả năng bảo vệ cho chính môi trường sống đạt kết quả cao hơn. Và một trong những giải pháp tiết kiệm năng lượng tối ưu cho doanh nghiệp chình là sử dụng lò hơi công nghiệp được sản xuất và nghiên cứu tại PTH Boilers, hệ thống này sẽ góp phần tối ưu chi phí sản xuất, tạo nhiệt, tạo năng lượng từ những nguyên liệu rẻ mạt mà không gây ô nhiễm môi trường.

Tình trạng lãng phí do vận chuyển

Chi phí kho việc phải di chuyển hàng hóa từ xưởng này sang xưởng khác sẽ khiến doanh nghiệp phải chi trả một khoản chi phí không hề nhỏ. Đó là chưa kết tới những lãng phí về mặt thời gian không cần thiết. Thông thường sản xuất có những lãng phí do vận chuyển thường tới từ nguyên nhân lộ trình chưa được tối ưu ở mức tốt nhất.

Trước tình hình thực tế đó đòi hỏi doanh nghiệp cần nhìn nhận rõ ràng, xem xét một cách chi tiết và cẩn trọng để có những điều chỉnh sao cho thích hợp nhất. Khi chặng đường di chuyển kéo dài trong quá trình sản xuất do từ công đoạn này sang công đoạn khác, từ nhà máy này sang nhà máy khác,… thực tế không mang lại bất kỳ giá trị gia tăng cụ thể nào, tuy nhiên lại hao tốn thời gian không cần thiết.

Lãng phí xuất phát từ chất lượng sản phẩm kém

Tại các nhà máy sản xuất có nhiều lãng phí còn tồn tại. Trong đó, việc chất lượng sản xuất không được đảm bảo cũng là 1 trong 7 loại lãng phí thường gặp, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực mà chúng ta hoàn toàn không mong đợi. Chất lượng sản phẩm không đạt chuẩn, không được đánh giá cao, hàng lỗi xuất hiện nhiều đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư thêm thời gian, tiền bạc, nhân công để sửa chữa hoặc làm lại.

Đối với hoạt động sản xuất việc có quá nhiều hàng lỗi là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới chính uy tín của đơn vị, ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành đơn hàng, cũng khiến chi phí sản xuất ra sản phẩm tăng cao. Bởi vậy, có thể nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng máy móc, áp dụng tiêu chuẩn cao cho sản phẩm là việc mà chúng ta cần làm.

Lãng phí từ phương pháp sản xuất

Đây là 1 trong những khó khăn lớn về 7 loại lãng phí trong sản xuất. Việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao là điều mà bất kỳ đơn vị nào cũng mong muốn đạt được. Tuy nhiên, trong thực tế khi xem xét nó chưa hẳn đã có lợi nếu nhìn nhận dựa trên phương diện kinh doanh.

Phương pháp sản xuất

Phương pháp sản xuất không phù hợp mang tới nhiều lãng phí

Gia công sản phẩm tỉ mỉ, độ chính xác cao làm nên sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, phương pháp ra sao, thực hiện như thế nào cần dựa trên đòi hỏi thực tế của khách hàng. Đối với những khách hàng không đòi hỏi quá nhiều việc đầu tư quá lớn sẽ khiến chúng ta hao tốn về nhân lực, chi phí và thời gian không cần thiết.

Ngoài ra, áp dụng tiêu chuẩn nào, sử dụng phương pháp sản xuất ra sao còn cần dựa trên chính giá thành của sản phẩm được bán ra thị trường. Có thể cân đối ở đầu tư và bán ra mới giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Đồng thời, việc chú ý tới phương pháp sản xuất tiên tiến, hiện đại được cải tiến cũng là yếu tố quan trọng cần được chú ý. Điều đó giúp đảm bảo cho doanh nghiệp khi đi vào hoạt động có được hiệu suất công việc cao hơn. Khi việc sản xuất ra sản phẩm giảm thiểu thời gian cũng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tới mức tối đa.

Tình trạng lãng phí nguồn nhân lực

Theo nhiều thống kê thì hiện nay tại Việt Nam có tới hơn 90% doanh nghiệp đang trong tình trạng lãng phí về nguồn nhân lực. Tình trạng lãng phí nhân lực xuất hiện ở bất kỳ doanh nghiệp nào, trong bất kỳ lĩnh vực nào, và tới từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Song chủ yếu đây là vấn đề của bộ phận quản lý cần nghiêm túc xem xét, nhìn nhận để có thể đưa ra được những điều chỉnh phù hợp, cần thiết.

Lãng phí về nguồn nhân lực vô tình khiến doanh nghiệp không khai thác triệt để được nguồn lao động của chính mình. Từ đó ảnh hưởng hiệu quả sản xuất, đồng thời khiến chi phí đầu tư tăng cao. Điều này sẽ khiến áp lực về tài chính càng tăng cao đối với mỗi doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường.

Lãng phí về mặt thời gian

Tình trạng máy móc, hay người lao động rơi vào tình trạng nhàn rỗi sẽ khiến khoảng thời gian đó bị lãng phí mà không đem tới giá trị thực tế nào. Dù do tắc nghẽn, hay do luồng sản xuất thiếu hiệu quả đều khiến tình trạng lãng phí thời gian gây ra những ảnh hưởng không mong muốn.

Lãng phí thời gian

Lãng phí thời gian ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất

Khi nhân lực, hay máy móc buộc phải chờ đợi, trì hoãn giữa mỗi lần gia công sẽ khiến chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho nhân công tăng cao, cũng tăng thêm chi phí trên từng sản phẩm. Điều này sẽ khiến khoản lợi nhuận mà đơn vị thu về khi cung cấp sản phẩm ra thị trường chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động không tốt tới hoạt động của doanh nghiệp.

Trong sản xuất có thể tối ưu tới mức tối đa quy trình, đảm bảo những lãng phí không xảy ra mới đem tới hiệu quả sản xuất cao nhất. Đối với mỗi doanh nghiệp điều này ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, tới lợi nhuận mà mỗi đơn vị đạt được. Bởi thế, xác định 7 loại lãng phí trong sản xuất mà doanh nghiệp thường đối mặt, từ đó chủ động đưa ra phương án xử lý sao cho thích hợp nhất là yêu cầu cơ bản cần được tiến hành.